Đất Trồng Có Vai Trò Gì? Tầm Quan Trọng Của Đất Trồng Trong Nền Nông Nghiệp

banner-Đất-đối-với-cây-trồng

Đất trồng có vai trò gì? Mọi người đặc biệt là những người nông dân đều biết rõ rằng đất trồng là một yếu tố vô cùng quan trọng và có liên hệ mật thiết đến sự sinh sôi, phát triển của đất với mọi giống cây trồng. Tuy nhiên, để có thể hiểu cụ thể về vai trò của đất đối với cây trồng thì quả thực không hề đơn giản.

Đất trồng là gì?

Đất trồng là phần đất khoáng mỏng trên bề mặt của trái đất sau khi đã trải qua rất nhiều quá trình phong hóa và kết hợp với nhiều thành phần chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiên. Hầu hết các loài thực vật đều sống trên đất nên đất được xem là một yếu tố bắt buộc đối với loại hình nông nghiệp, là môi trường lý tưởng để trồng trọt tạo ra lương thực – thực phẩm.

Đất trồng là phần khoáng chất mỏng có trên bề mặt Trái Đất

 

Đất trồng có vai trò gì?

Có rất nhiều nguyên nhân để đưa yếu tố đất trồng trở nên quan trọng nhất, vậy đất trồng có vai trò cụ thể là:

  • Làm nền cho cây bắt đầu quá trình phát triển từ hạt đến cây trưởng thành.
  • Đất cung cấp dưỡng chất cho cây, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cây đâm chồi, nảy lộc.
  • Là môi trường sống cho các vi sinh vật, côn trùng, động vật có lợi giúp cho cây nảy nở. Trong quá trình sinh sống trong lòng đất, các vi sinh vật tạo ra mùn cho đất.

Thành phần của đất trồng

Các thành phần của đất trồng bao gồm:

 

Phần khí

Vì thành phần khí của đất trồng bao gồm có Oxi, Ni-tơ, Carbon tương tự như không khí có sẵn trong khí quyển. Vai trò của phần khí này là thổi một lượng khí qua các khe hở giúp cung cấp oxi cho cây và làm cho đất tơi xốp. Bên cạnh đó thì cung cấp một lượng oxi nhất định cho các vi sinh vật và các động vật sống trong lòng đất. Các chuyên gia về địa chất cho rằng một mẫu đất được xem là lý tưởng khi phần đất này có chứ từ 25% đến 30% không khí.

Phần khí chiếm tỷ lệ 25% đến 30% trong đất là tốt

Nước

Nước là phần lỏng của đất trồng.

Nước có rất nhiều vai trò trong việc hỗ trợ đất trồng và là một trong những thành phần tối cần thiết. Đơn cử như giúp cho đất dễ dàng hòa tan các chất dinh dưỡng để rễ cây có thể hút thông qua những lông mút của mình. Bất cứ loài cây nào muốn tồn tại và phát triển thì điều bắt buộc ngoài có môi trường đất trồng lý tưởng thì cần phải được cung cấp nước một cách đầy đủ hoặc theo định kỳ. Nếu không thì cây sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước dẫn đến héo khô và chết.

Thông thường đất trồng chứa khoảng 30% nước thì được xem là đất tốt có thể trồng nhiều loại cây khác nhau.

 

Nước đóng vai trò quan trọng đối với đất và cây trồng

Các vi sinh vật

Trong đất có chứa quần thể các vi sinh vật, động vật có thể kể đến như vi khuẩn, giun, bọ, côn trùng,… Những loài vật này có nhiệm vụ chuyển hóa các chất hữu cơ, khoáng chất có trong đất thành các vitamin, hợp chất, dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng. Bên cạnh đó thì sức khỏe và độ phì nhiêu của đất cũng phụ thuộc rất nhiều vào các vi sinh vật này.

 

Vi sinh vật tạo ra các chất dinh dưỡng cho đất và cây

Phần rắn

Phần rắn sẽ bao gồm 2 phần đó là vô cơ và hữu cơ. Tỷ lệ của các chất vô cơ chiếm khá cao, lên đến 95%. Đó là những chất dinh dưỡng cơ bản như Ni-tơ, Photpho, Kali,… còn chất hữu cơ thì dù chỉ chiếm 5% nhưng cũng vô cùng quan trọng gồm có xác động, thực vật phân hủy,… Vai trò chính của phần rắn đó là giữ ấm và hấp thụ dưỡng chất và biến chúng trở thành thức ăn cho các vi sinh vật có trong đất.

 

Phần rắn của đất trồng

Tính chất của đất trồng là gì?

Theo các nhà địa chất thì đất được xem là lý tưởng, thích hợp cho việc trồng mọi loại cây cần phải đủ các tính chất, tiêu chí như sau:

  • Phần khí chiếm tỷ lệ từ 25%
  • Nước chiếm tỷ lệ 25%
  • Các vi sinh vật và côn trùng ở mức 15%
  • Phần rắn (khoáng chất và mùn) chiếm khoảng 35% trở lên
  • Độ pH trung tính nằm ở ngưỡng từ 5,5 đến 7,0

Đất trồng phải đủ các tính chất, tiêu chí thì mới được xem là đất trồng lý tưởng

Các loại đất trồng

Đất sét

Với đặc tính đó là giữ nước tốt, nhiệt độ luôn ổn định, tích lũy nhiều chất hữu cơ nhất trong 3 loại đất trồng, khả năng hấp thụ khoáng chất của đất sét rất nhanh. Tuy vậy, loại đất này hạn chế ở khả năng khó thoát nước, độ thoáng khí cũng không cao. Loại đất này thường được bắt gặp nhiều ở các khu vực vùng cao, thích hợp trồng các loại củ như là khoai lang, khoai sọ, khoai tím,…

Đất sét thường được dùng trong việc trồng các loại củ

Đất cát

Đối với loại đất trồng là cát thì điểm cộng của nó chính là thoát nước hiệu quả và dễ cày xới. Mặt khác, loại đất này lại nghèo mùn, không phải là không gian lý tưởng cho hệ vi sinh vật tồn tại, khả năng giữ nước và phân bón cũng kém. Nếu bạn trồng các loại cây như nho, cam, táo, dừa thì đây là sự lựa chọn phù hợp.

Đất cát phù hợp trồng các loại cây như táo, nho, dừa
 

 

Nếu bạn muốn trồng các loại cây ăn quả lâu năm thì không thể bỏ qua loại đất thịt này. Ưu điểm của đất thịt là dễ thấm nước, mềm mịn, giúp không khí dễ đi xuyên qua, khi nén đất thì sẽ không bị vỡ. Tuy nhiên có một điểm yếu cần phải lưu ý đó là khi không cung cấp đầy đủ độ ẩm cho đất thì đất thịt sẽ bị vụn vỡ, còn khi quá nhiều nước thì sẽ gây hại cho rễ cây khiến cây bị úng, thối.

Đất thịt được xem là đất trồng có vai trò làm nền cho các loại cây ăn quả