I. Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được hình thành bằng cách pha trộn sau đó được xử lý các nguyên liệu hữu cơ cho lên men với các chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất. Phân hữu cơ vi sinh có tác động rất tốt đến môi trường sống của hệ sinh vật. Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh có ý nghĩa lớn đến việc giảm sử dụng các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu từ đó tăng chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.
Thành phần của phân hữu cơ vi sinh bao gồm: chứa chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Phân hữu cơ vi sinh có rất nhiều tác dụng như: cung cấp các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng cho cây trồng, giúp cải tạo tăng độ phì nhiêu của đất, tăng độ xốp của đất, góp phần cải thiện môi trường sống.
II. Những lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh
1. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng
Trong phần hữu cơ vi sinh có đầy đủ dưỡng chất giúp cây trồng có thể hấp thụ hoàn toàn trong thời gian dài, bền vững như: đạm, lân, kali, các nguyên tố trung, vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho cây.. Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ vi sinh được phân giải từ từ giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài.
Ngoài ra phân hữu cơ vi sinh còn có các vi sinh vật hữu ích như: phân giải lân, vi sinh vật đạm, phân giải xenlulo… Khỉ sử dụng trồng cây sẽ giúp các vi sinh vật hưu ích này phát triển.
2. Phân hữu cơ vi sinh giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước
Phân hữu cơ vi sinh giúp giữ ẩm rất tốt, ngoài ra còn giúp giữ phần, giữ nước từ đó giúp cho bộ rễ của cây trồng phát triển rất tốt, bền lâu.
Ngoài ra phân hữu cơ vi sinh giúp đất tơi xốp nhờ vậy tăng khả năng thấm thoát nước và giữ được các chất ở dạng ion hoặc phân tử dưới dạng các liên kết bền vững.
3. Phân hữu cơ vi sinh giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ.
4 Phân hữu cơ vi sinh đẩy lùi được dịch bệnh và các vi sinh vật bất lợi sẽ bị triệt tiêu.
Phân hữu cơ vi sinh có khả năng ức chế các vi sinh vật có hại gây bệnh cho cây trồng nhờ vào việc chứa các vi sinh vật có khản năng ký sinh, đối kháng, khắc chế hay tiết ra các chất có tác dụng kìm hãm, ức chế các vi sinh vật gây bệnh và làm các vi sinh vật bất lợi sẽ bị triệt tiêu gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng từ đó đẩy lùi được dịch bệnh
5. Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định
Phân hữu cơ vi sinh khi được bón xuống đất thì sẽ bị phân huỷ thành các chất mùn có chứa: axit fulvic, axit humic… các chất mùn nay có tác dụng kích thích sự phát triển của rễ cây từ đó giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng làm cây trồng tăng trưởng và phát triển ổn định. Ngoài ra khi các chất mùn này được phun lên lá giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.
6. Tăng chất lượng nông sản
Khi bón phân hữu cơ vi sinh sẽ được loại bỏ các yếu tố độc hại đối với sức khoẻ của con người do không để lại tồn dư hoá chất trong nông sản. Ngoài ra trong phân hữu cơ vi sinh đã có đẩy đủ các vi sinh vật hữu ích đồi với sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng nên hanh chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn được an toàn cho người tiêu dùng.
7. Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất.
Phân hữu cơ vi sinh giúp tạo nên sự kết dính của kết cấu đất nhờ đó mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng và giữ nước tạo cho vi sinh vật phát triển từ đó giúp cân bằng vi sinh vật trong đất.
Ngoải ra phân hữu cơ vi sinh giúp hệ thống vi sinh vật có lợi phát triển hạn chế vi sinh vật có hại phát triển từ đó góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật tốt cho đất và cây trồng
8. Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất
Phân hữu cơ vi sinh vật kết hợp với các chất khoáng, dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ góp phần quan trọng trong việc giảm sự xói mòn đất và sự rửa trôi. Đồng thời chất mùn có trong phân hữu cơ vi sinh giúp tạo lên sự kết dính của kết cấu đất tốt lên làm đất tơi xốp, bộ rễ phát triển mạnh mẽ, hạn chế sự mất nước trong quá trình bốc hơi nước từ mặt đất giúp bảo vệ cấu trúc đất từ đó hạn chế sự xói mòn đất.
9. Cải tạo đất trồng
Lợi ích không thể thiếu đó là giúp cải tạo đất trồng đặc biệt là đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ vi sinh giúp cải thiện các tính chất lý, hoá, sinh học của đất ngày một tốt lên. Bởi vậy việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất trồng từ đó giúp cây trồng phát triển ổn định và phát triển lâu dài
10. Không gây ô nhiễm môi trường
Phân hữu cơ vi sinh hoàn toàn có thể phân huỷ ở điều kiện tự nhiên. Điều này ngược với phân bón vô cơ có chứa các chất độc hại và khó phân huỷ ở điều kiện tự nhiên do các chất có gốc muốn sunfat, nitrat, clor… khi kết hợp với các ion tự do tạo thành các axit làm đất bị chua, khi các chất này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Ngược lại phân hữu cơ vi sinh làm tăng kết dính cấu trúc đất giúp đất lọc các chất độc có trong nước, đất làm giảm hoặc từ từ phân huỷ tính độc từ đó bảo vệ môi trường và con người.